Tôi xin khơi mào bàn luận chút để sao cho hoàn thiện từ khâu làm thính, chọn điểm câu và cách xả thính.
1. Thính bả chỉ dành câu riêng một loài cá.
- Nhiều cần thủ đi câu với một tham vọng cao, nhiều người làm thính để bắt cùng buổi câu nhiều loài cá. Họ cố gắng thêm bớt vị này nọ để nghĩ rằng có thể câu được nhiều loài cá. Đó là sai lầm và một thói quen hay gặp của những người mới câu. Điều này có thể chấp nhận khi tại điểm câu có một số loài cá có cùng khẩu vị, ví dụ: Chép và Trắm đen đều rất thích ốc, chỉ khác rằng chép thích ốc đập còn trắm đen thích ăn ốc nguyên con; nhưng để câu trắm đen bạn vẫn phải đập một phần ốc để tạo mùi thu hút chúng. Vì thế trong 1 ổ câu, việc va 2 loài cá này là bình thường. Nhưng nếu bạn làm một ổ thính mong bắt cả mè, trắm, trôi, chép, rô phi… cùng lúc thì đó là sai lầm.
Tại sao cần làm 1 ổ thính chỉ câu riêng 1 loài cá?
- Thứ nhất đó mới thực là cái thú đi câu.
- Thứ 2 sức thu hút loài cá đó hơn rất nhiều thứ thính đa năng của bạn.
Hương liệu dụ cá hiệu quả nhất
- Thứ 3 nó sẽ giúp loại bỏ sự phá ổ của các loài cá khác, vùng thính sẽ tập trung hơn, cơ hội cá tỳ chạm dây sẽ cao hơn khi chúng mò vào ổ thính.
Để làm được như thế, bạn phải hiểu loài cá đó, hiểu khẩu vị từng loài cá, hiểu tập tính loài cá cụ thể ở một điểm câu cụ thế. Khi bạn nắm được tập tính một loài cá cụ thể tại một nơi câu cụ thể bạn vẫn cần quan sát và theo dõi sự biến đổi tập tính đó.
- Tập tính ăn mồi cá trắm đen thích nhất cua đồng, thứ đến con trùng trục (một loài giống như con trai nhưng nhỏ bằng ngón tay), sau mới đến ốc vặn (ốc gạo);
- Tập tính ăn mồi cá Chép thích tanh của các loài nhuyễn thể, vị ngọt nhẹ, cay nồng nhẹ của ớt lên men…
-Tập tính ăn mồi cá Trắm trắng thích vị thơm ngái của thực vật vò nát, mùi thơm của ngũ cốc nấu chín, mùi thơm của hoa quả chín nẫu.
- Tập tính ăn mồi cá Trôi thích mùi thum thủm nhẹ của ngũ cốc lên men, vị ngọt sắc của đường, trôi đen thích vị tanh nhẹ, trôi trắng thích thối của động vật phân huỷ.
Xem thêm bài viết: Mồi câu cá hiệu quả nhất để lên mồi thành công các bạn nhé
- Tập tính ăn mồi cá Mè thích chua, nổi váng vẩn, mè trắng thích mùi thơm, mè hoa thích mùi tanh của động vật…
Đó chỉ là sự khái quát mà thôi. Trong thực tế cụ thể có rất nhiều sự thay đổi đến kỳ lạ: thông thường trắm trắng ghét vị chua, vậy mà ở một hồ câu, nếu bạn không thêm mẻ vào thính bạn không thể bắt trắm cỏ củ. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ để minh hoạ cho thấy sự cá biệt luôn cần để ý áp dụng trong trường hợp cụ thể. 2. Hiểu tập tính ăn để thao tác câu cho phù hợp:
- Những loài cá không vảy ăn đáy là những loài ăn hỗn hào, chưa ăn đã nuốt. Nhưng những loài cá có vảy ăn tầng đáy lại hết sức nhát mồi mà đặc trưng là loài chép.
-Chép vốn có những giác quan rất rất phát triển, chính vì thế chúng dễ dàng phát hiện ra sự khác lạ trong thính câu bạn thả xuống. Sự xuất hiện đột ngột một lượng lớn thức ăn dù chúng rất thích, rất phù hợp cũng không khiến chúng vào ăn ngay. Điều này khiến bạn cần lưu ý 2 điều:
- Chỉ đặt lưỡi câu chúng khi chúng thực sự say mồi. Nếu bạn câu chúng quá sớm, bạn chỉ bắt được 1 con và các con khác sợ chạy sach. Rất lâu sau chúng mới mò vào. Việc này còn quyết định cách câu lục riêng mà tôi đã đề cập trong bài câu lục chép tàng hình. Nhưng nếu bạn làm thính quyến rũ nhưng quá dễ ăn, chúng nhanh chóng chén no rồi lượn. Chính vì thế bạn cần làm thứ thính quyến rũ nhưng không dễ ăn.Hãy tạo cho chúng một thói quen về một thứ thức ăn, quen một thời điểm ăn và quen một không gian ăn. Đây chính là mục đích của việc làm ổ.
- Trắm đen chuyên ăn nhuyễn thể sống, nguyên con. Chúng hút ngậm tha về một nơi và dùng bộ nhai để nghiền nát các con mồi. Nhuyễn thể mà chúng ta hay dùng câu chúng đó chính là con ốc vặn (ốc gạo). Để câu trắm đen bạn cần biết ở điểm câu đó có nhiều ốc hay không? Nếu nhiều ốc đồng nghĩa con trắm đen no đủ mồi sẽ khó câu, nếu ít ốc sẽ ngược lại. Có cần thủ thử bằng cách bôi mỡ bì vào khúc gỗ, buộc dây ném xuống chỗ nước nông, sau vài ngày kéo lên xem lượng ốc bám để tiên lượng câu dễ hay khó. Nhưng trong một điểm câu nhiều ốc đôi khi không phải khó câu mà lại rất dễ câu chúng.
Ví dụ như đập Yên Thắng – Tam Điệp - Ninh Bình, nơi tồn tại những bãi đá ngầm nông dưới nước. Đây chính là nơi ốc sinh trưởng tốt nhưng con trắm đen không dễ ăn chúng vì chúng chui vào khe kẽ đá. Đây lại chính là chỉ điểm cho vị trí làm ổ thả ốc buông câu. Con trắm đen trú tại nơi nước sâu và tĩnh, chúng thường nổi lên thở vào sáng sớm hay chập tối những hôm trở trời vào 2 vị trí: Nơi chúng trú ngụ và nơi chúng ăn.
Việc quan sát để xác định vị trí câu là điều hết sức quan trọng. Loài trắm đen ưa thích ăn ốc nhưng bạn cần biết sinh lý con ốc để gián tiếp biết vị trí trắm đen có thể ăn. Ốc chỉ sống được nơi nước nông, các cụ chỉ nói mò ốc dận trai chứ không ai nói ngược lại. Chúng cần có giá thể để leo bám như các hàng cọc, các bụi cây thuỷ sinh, các bãi đá ngầm, các thân cây đổ. Những nơi như thế là nơi có nhiều ốc và cũng chính đó là nơi trắm đen vào ăn.
- Trắm cỏ là loài chuyên ăn thực vật ven bờ hay đúng hơn ở vị trí nước nông. Bạn không nên câu chúng ở nơi quá sâu. Buổi sáng gần trưa khi nước ấm lên là thời điểm câu chúng rất hợp. Cuối buổi chiều chúng cũng ăn đôi chút nhưng ăn mạnh về đêm.
- Một ví dụ khác khi bạn câu lục cá chim, một loài cá săn mồi, tham ăn nhất trong các hồ câu. Có bao giờ bạn câu lục với mồi bả bằng những viên đất cứng hay gạch lấy ven hồ không? Lắp mồi vào dây linh, bạn có thể dùng các thứ mồi tanh dai chắc, ví dụ như khúc lòng non heo, ném ra giữa hồ, vừa câu thỉnh thoảng nhấp nhẹ lưỡi, thỉnh thoảng ném một cục đất xuống sát phao. Cách câu này hiệu quả vô cùng với loài cá này. Đặc tính của cá chim vốn rất nhạy cảm với tiếng động, sự di chuyển của mồi ăn.
- Một ví dụ khác về tập tính loài cá mè khi câu lục. Mè vốn là loài ăn nổi và ăn theo đàn, chúng hớp váng vẩn lọc nước để lấy thức ăn. Chính vì thế bạn làm thính phải có vẩn váng. Bạn nên bớt lại chút thính để hoà nước tưới ra xung quanh ổ để theo lưu chuyển nước khuếch tán thu hút chúng. Nếu như bạn giật khi phao tụt nhanh, gần như chắc chắn lưỡi đóng vào đuôi, còn nếu bạn giật khi phao chao nhẹ hay phao tụt mím nhẹ thì hầu như lưỡi đóng vào đầu. Không phải khi bạn giật lục sẽ đóng vào con cá gây chìm phao đâu, do đặc tính ăn cao và ăn theo đàn, khả năng lục dính các con xung quanh là rất cao.
- Với loài cá trôi, chúng đặc biệt thích thứ thính gồm các thành phần thô chứ không mịn như tinh bột. Chúng thích các hạt ngũ cốc xay vỡ, ngâm nước cho hơi ủng. Chúng hớp nhặt nhạnh những hạt đó chứ không phải những thứ thính xay mịn. Với các đặc tính đó bạn nên câu chúng nơi đáy trơ tránh những chỗ đáy bùn như câu chép. Việc chế biến thính làm sao các hạt ngũ cốc xay vỡ đó được thấm tẩm những thứ nước tạo ra mùi vị quyến rũ chúng. Bạn nên làm thính trước khi câu 3-5 giờ để có được sự thấm tẩm hoà quện mùi vị cho các thứ hạt đó. Khi bạn câu, không nên đặt lục tại chính ổ thính, bạn hãy mạnh dạn đưa lưỡi cách xa ổ chừng vài chục cm để săn tìm những con trôi củ lượn lờ nhặt nhạnh các hạt thính rơi vãi xung quanh.
Quý cần thủ đang cần tư vấn bài mồi nhạy và hiệu quả?
Mồi câu Cá Hùng Vương được rất nhiều quý khách hàng đại lý phân phối trong nước và nước ngoài
Cơ sở sản xuất Mồi câu cá Hùng Vương - Chuyên sản xuất các loại mồi câu cá nước ngọt.
- Thương hiệu Độc quyền tại Việt Nam và một số nước.
- Sản phẩm thân thiện với môi trường, có xuất xứ rõ ràng.
- Hương vị sản phẩm đậm đà, tự nhiên, khiến Cá không thể chối từ.
- Phối trộn mồi đơn giản, dễ thực hiện.
- Chất lượng ổn định, giá cả cạnh tranh, sản phẩm đa dạng, chuyên sâu từng loại cá.
- Phong cách phục vụ tận tình, chu đáo, lấy sự hài lòng của các cần thủ và đối tác kinh doanh làm thước đo của uy tín, là mục tiêu kinh doanh.
LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG MỒI CÂU CÁ HÙNG VƯƠNG
Địa chỉ: Khu 10, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Hotline: 096.3927.666 - 098.4078.777
Email: moicaucahungvuong@gmail.com
Website: www.moicaucahungvuong.vn